Loài khác Chế_độ_ăn

Một con ngựa đang ăn cỏ, cỏ chính là nguồn thức ăn chính của ngựaMột con tê giác cần ăn 77kg cỏ một ngàyMột con tắc kè đang ăn côn trùngMột con vẹt đang ăn trái câyChâu chấu đang ăn cỏ
  • Một con ngựa đua cần 9 kg cỏ khô mỗi ngày, chúng cần 45 lít nước để tiêu hóa. Nước giúp tạo a-xít ở ruột để hòa tan cỏ, thiếu nước, cỏ sẽ làm tắc ruột, gây đau nghẽn và có thể cần can thiệp y tế. Để chống thiếu nước, nhiều con được cho ăn một loại thức ăn đặc biệt đó là cỏ rượu. Nó chứa 50% nước và được lên men trong hai tuần, như thế để dễ tiêu hóa hơn, giống như kiểu con người ăn ngũ cốc pha sữa, nhìn chung thứ gì ẩm ướt giúp ngựa có nước. Một con ngựa cần 68 kg cỏ rượu trong một chuyến vận chuyển bằng máy bay, nó có thể dễ dàng ăn khi muốn, cỏ được bó chặt để ăn lâu hơn.
  • Tê giác châu Phi ăn 77 kg cỏ mỗi ngày. Tê giác đen cần 38 lít nước mỗi ngày để làm mát và thủy hợp.
  • Hà mã có thể gặp 40 kg cỏ/ngày và thong thả tiêu hóa. Trong một đêm hà mã có thể ăn một lượng thức ăn nhiều gấp 5 lần sức ăn của một con bò, chúng như máy xén cỏ, ăn suốt 7 tiếng đồng hồ. Hà mã đực to lớn nhất tiêu thụ 60 kg cỏ khô mỗi ngày, vào ban đêm những kẻ ăn chay này mạo hiểm lên bờ kiếm ăn.
  • Bò rừng bizon Bắc Mỹ trong giá lạnh mùa đông chỉ kiếm được những đám cỏ khô đã chết mà giá tri dinh dưỡng của thứ cỏ này chỉ như bìa các tông, do vậy một ngày chúng phải ăn 1 lượng tương đương với 120 hộp ngũ cốc để tồn tại.
  • Nai sừng tấm châu Mỹ có thể tiêu hóa hết 20 kg cỏ lá mỗi ngày, món khoái khẩu của chúng là thực vật thủy sinh ở các đầm lầy, nhất là cây súng, trong mùa đông đóng băng, chúng có thể tước vỏ cây để ăn, giúp chúng tồn tại qua mùa đông. Mỗi mùa thu, một con nai sừng tấm ở Bắc Mỹ tiêu thụ 100 kg quả sồi một ngày, chúng phải tích năng lượng cho mùa đông sắp tới. Nai sừng tấm Bắc Âu phải ăn 15 kg thức ăn mỗi ngày, chúng thường tước và ăn vỏ cây trong mùa đông tuyết trắng giá lạnh
  • Hươu cao cổ ăn đến 60 kg lá mỗi ngày, chúng thích ăn lá cây keo.
  • Hươu sao mỗi ngày ăn hết khoảng từ 5–7 kg thức ăn, đàn hươu 100 con tiêu tốn hết 500–700 kg cây lá thức ăn, hươu thích ăn các loại lá rừng có nhiều nhựa cây và chát đắng, chúng thích các loại lá sung, lá vả, lá dứa, lá ngái, lá duối, lá mít, lá xoan, chúng còn ăn ngũ cốc như ngô hạt khoảng 1 đến 2 lang mỗi con, ngô phải sạch và không ẩm mốc.
  • Linh dương châu Phi dành 18 giờ mỗi ngày để ăn cỏ và lá cây.
  • Trong các cuộc di cư, đàn linh dương đầu bò với 1,3 triệu con sẽ tiêu thụ 4.500-5.000 tấn cỏ mỗi ngày, chúng sẽ tích lũy cỏ tươi là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, chúng thải ra từ 2.000 đến 3.000 tấn phân hàng ngày.
  • Bò biển dành 8 tiếng mỗi ngày để cặm cụi gặm cỏ, mỗi ngày chúng tiêu thụ đến 40–50 kg cỏ biển mỗi ngày. Chúng thường lặn xuống đáy để kiếm ăn, chúng rất sành ăn, chỉ kiếm ăn ở những địa điểm nhất định, chúng ăn cỏ, rễ ưa thích.
  • Lạc đà là những nhà vô địch uống nước, chúng có thể uống hết 100 lít nước chỉ trong 10 phút. Chúng có thể nhịn uống nước nhiều tuần. Lạc đà một bướu có thể uống từ 100-150 lít nước trong một lần, những con to có thể uống hết trong vài phút, chúng có thể ngục đầu uống nước mà không bị sặc.
  • Một con bò nhà cần uống 80 lít nước một ngày, nhất là khi thời tiết oi bức.
  • Lười là loài có tốc độ trao đổi chất chậm, chúng giải phóng ít năng lượng nên nhúng ăn rất ít. Chúng nhai chưa đến 200g lá cây mỗi ngày, mỗi bữa ăn phải mất 30 ngày mới tiêu hóa hết.
  • Một số loài dơi quạ có thể ăn 2 kg quả mỗi ngày. Mỗi đêm, một con dơi ăn quả nặng 2 lạng rưỡi ăn số hoa quả gấp đôi trọng lượng của chúng, trong vòng 10 tuần chúng có thể khiến một khu rừng sạch trơn hoa quả.
  • Một con Pika có thể ăn một lượng cỏ bằng nữa trọng lượng cơ thể chúng mỗi ngày.
  • Một con thiên nga trắng mỗi ngày ăn 3 kg rong rêu
  • Chim ruồi phải tìm 1.000 bông hoa mỗi ngày để hút mật, đảm bảo năng lượng cho chúng. Chim ruồi núi Andes mỗi ngày phải hút một lượng mật hoa nặng hơn trọng lương của cơ thể chúng mỗi ngày để có cung cầp năng lượng cho quá trình trao đổi chất. Chúng phải hút mật từ hàng trăm bông hoa để có đủ năng lượng vào ban đêm giá lạnh.
  • Sóc có thể tiêu thụ lượng thức ăn bằng với trọng lượng cơ thể chúng mỗi tuần, tương đương khoảng 1,5 pound (0.8 kg). Sóc đất tiêu thụ 80% thức ăn là hoa, vào mùa đông chúng phải ăn rễ cây và lá.
  • Chuột túi Kanguroo có thể sống cả đời mà không cần uống nước. Nhờ cơ thể tích lũy được nước từ thức ăn và có thể duy trì nước, nên rất hiếm khi loài này cần phải uống nước. Quả thận của chúng hoạt động hiệu quả gấp bốn lần quả thận của con người. Nếu thức ăn đầy đủ, chúng sẽ không cần 1 giọt nước nào mà vẫn ung dung tồn tại.
  • Sao biển gai là sinh vật ăn san hô đáng gờm, mỗi ngày nó nạo sạch khoảng nửa mét san hô tảng, để lại bộ xương khoáng vật trắng.
  • Mỗi con báo săn có thể ăn từ 4,5 kg đến 9 kg thịt từ con mồi của nó trước khi bị cướp mất, chỗ thịt đó sẽ giúp chúng no trong vài ngày, chúng không ăn da và xương nên việc đầu tiên chúng sẽ phanh ra và ăn những thớ thịt ngon lành ở phần đùi, chúng xé con mồi bằng hàm răng cửa sắc nhọn, những con báo săn đực cần ăn 3 kg thịt mỗi ngày. Báo săn lấy nước từ việc hút, liếm máu hay nước tiểu của con mồi của mình.
  • Báo đốm Mỹ có con mồi ưa thích là những con cá sấu Caiman, đây là loài mèo lớn được biết đến là thích ăn loài bò sát. Người ta quan sát thấy chúng không quay lại cái xác mà chúng đã ăn.
  • Báo sư tửnúi Andes cần 4 kg thịt mỗi ngày để tồn tại và lạc đà Guanaco chiếm hơn một nữa khẩu phần ăn của chúng. Loài báo này cũng rất thích ăn thịt khỉ. Báo sư tử không thể nhai nhưng chúng dùng răng hàm sắc nhọn để xé miếng mồi thành từng mảnh, và trong không khí lạnh lẽo trên núi thì một cái xác lạc đà bị chết cóng có thể giúp cả gia đình sống trong 5 ngày.
  • Báo Java trong cần ăn 2 bữa thịt tươi trong 1 tuần, lợn rừng là món ăn ưa thích của chúng.
Một con linh miêu đang bắt một con thỏHai con sói lửa đang đánh chén con mồi của nó là nai
  • Linh miêu mỗi tuần phải ăn hết một con thỏ, chúng là loại đặc biệt vì chỉ ăn con mồi do chính mình giết. Chúng cần đáp ứng nhu cầu 2 kg thức mỗi ngày, đôi lúc linh miêu phải mất đến 3 ngày mới bắt được mồi. Linh miêu châu Phi là kẻ săn chim giỏi nhất trên đồng cỏ, với cặp chân sau ngoại cở, nó có thể bật cao đến 3m, nhưng tỷ lệ đi săn thành công chỉ là 1/10.
  • Một con mèo đồng cỏ châu Phi có thể bắt 10 con chuột mỗi ngày nếu thuận lợi. Chúng có tỷ lệ đi săn thành công lên đến 62% nhờ đôi tai to, phát triển thính giác siêu nhạy.Chúng còn biết xới hang chuột dang dở lên rồi kiên nhẫn chờ con mồi sửa chữa để tấn công, chúng dùng chân đước dài đập cho con mồi choáng váng rồi mới vồ lấy và cắn cổ nó.
Hai con chó hoang châu Phi đang ăn mồiMột con rái cá đang bắt và ăn một con cá rôMột con cá sấu đang ăn cá
  • Chó hoang châu Phi cần một lượng thịt lên đến 3 kg mỗi ngày, chúng có thể ăn hết 9 kg thịt một bữa ăn. Chúng là loài có cú cắn mạnh mẽ, sống theo bầy đàn, là bậc thầy của việc phối hợp săn mồi với tỷ lệ thành công kinh ngạc, cứ 10 lần xuất kích là có 9 lần thành công, tuy vậy nhiều lúc chúng cũng bị các loài thú lớn khác cuỗm mất chiến lợi phẩm. Chúng xé xác con mồi rất nhanh, gặm đến tận xương, không bỏ phí thứ gì, chúng chia sẻ con mồi cho đồng loại bằng cách ợ ra những miếng thịt đã ăn.
  • Chó sói đất có thể ăn hết 300.000 con mối trong một đêm. Chúng đã tiến hóa thành loài chuyên đi bắt mối về đêm, chúng có cái lưỡi dài phẳng và phủ đầy nước bọt dính nhớt, chúng dựa vào mùi để bắt mối.
  • Chồn sói có thể bẻ gãy xương dày như xương đùi của nai sừng tấm để hút tủy xương, đặc trưng của loài chồn sói khi ăn mồi là chúng sẽ ăn phần lưỡi của nạn nhân trước. Thỏ Bắc Cực là con mồi thường xuyên của nó. Chúng cũng biết dấu xác, chúng có thể đánh hơi thức ăn từ độ sâu hơn 6m từ bề mặt, chúng sẽ đào hang và giết con mồi đang ngủ đông, một cái răng hàm đặc biệt quay được 90 độ, cho phép chúng xé thịt ngay cả thịt bị đông đá, với cặp hàm và bộ răng khỏe mạnh của chúng dễ dàng nhai nát xương thịt đóng băng, chúng ăn hết cả xương và răng, gần như không bỏ đi thứ gì. Để kiếm ăn, chúng phải đi 25 km mỗi ngày. Chúng cực kỳ nóng nảy và hung dữ, có khi còn dữ tợn hơn gấu, dù chỉ cao đến đầu gối người nhưng chúng có thể hạ gục một con nai trưởng thành, dù chúng lượm nhặt là chính, nhất là vào mùa đông. Chúng có thể đánh hơi con mồi từ cách xa 3 km nhờ cấu trúc mũi bề mặt tổ ong, và có diện tích lớn gấp 30 lần so với con người, như một con tem so với tấm bưu thiếp cở lớn.
  • Cáo Bắc Cực là những kẻ tích trữ bẩm sinh, chúng sẽ giấu chim, trứng, và các loài gặm nhấm được giấu ở những nơi bí mật phòng khi khó khăn, dù có kỹ năng săn mồi nhưng cáo vẫn có rất ít cơ hội giết được mồi vào mùa đông, chúng sống bằng những đồ ăn đã được dự trữ kiếm được trong mùa ấm hơn. Tới tháng 10 các loài chim sẽ rời đi, trong 5 tháng liền lũ cáo dồn mọi nỗ lực tìm xác chết. Xác của những sinh vật chết do bị ngã hoặc là mạn nhân của loài khác, xác của một con tuần lộc già mang lại cho chúng nguồn thịt giàu đạm và cả lượng chất béo giàu calo, tuy nhiên những cái xác cở lớn rất ít và cách xa nhau.
  • Chồn mac-tet Bắc Mỹ ở rừng Bắc Cực có thân hình thon gon để có thể chui lọt mê cung đường hầm, tuy nhiên cơ thể này dễ mất nhiệt, để giữ ấm trong khu rừng băng giá thì con chồn phải kiếm được ba con chuột mỗi ngày, một con chuột là chưa đủ. Chỉ 1/10 đường hầm là nơi ở của chuột.
  • Rồng Komodo có thể ăn hết 45 kg thịt trong một bữa ăn, chúng sẽ moi bụng con mối, trải nội tạng ra và chọn ăn phần ngon nhất. Rồng Komodo thường chỉ cần ăn một con mồi lớn mỗi tháng là đủ, chúng hiếm khi tranh giành nhau bữa ăn, các khớp phụ ở hàm cho phép con rồng há miệng to hết cở, dạ dày chúng có thể phình to và chứa đựng lượng thức ăn tương đương 80% trọng lượng cơ thể chỉ trong một lần ăn. Trong khi động vật có vú lớn thường vứt lại 1/3 cái xác thì chúng chỉ để lại hơn 10% mà thôi, chúng gần như ăn sạch mọi thứ từ da cho đến móng, điều này khiến chúng trở thành một trong những kẻ đi săn năng suất nhất hành tinh. Chất béo được dự trữ trong cái đuôi dài của chúng, nhờ vậy, chúng có thể nhịn ăn trong 1 tháng nhưng khi ăn, chúng sẽ ăn rất nhanh, chỉ trong 1 phút, nó có thể nuốt khoảng 2,5 kg thịt.
  • Cá sấu không kể đến những con mồi sống, cá sấu có thể ăn cả đá. Cá sấu mỗi tuần chỉ ăn một lần. Những con cá sấu cái khi canh trứng nở có thể nhịn 90 ngày mà không ăn gì. Cá sấu sông Nile có thể nhịn ăn đến 1 năm, trái với nhận thức thông thường cho rằng cá sấu ăn thịt thú thì thực đơn chính của cá sấu là cá, nhất là cá trêcá rô phi.
  • Kỳ đà có món ăn khoái khẩu là chuột.
  • Cá mập trắng lớn ăn 11 tấn lương thực mỗi năm, trong khi đó lượng thức ăn mà con người tiêu thụ trong thời gian này chỉ khoảng nửa tấn. Cá mập trắng có thể trải qua 3 tháng mà không ăn gì. Khi gần đến lúc sinh con, cá mập mẹ sẽ không còn cảm giác thèm ăn để đảm bảo không ăn thịt cả những đứa con của chúng. Khi hàm răng phát triển, cá mập hổ bắt đầu tấn công và ăn thịt lẫn nhau ngay khi chúng còn ở dạng phôi thai trong bụng mẹ. Khi nguồn thức ăn khan hiếm, cá mập chanh sẽ ăn chính đồng loại của mình. Cá mập hổ rất háu ăn, nó có thể ăn bất cứ thứ gì. Ngoài những thức ăn như mực, cá, cá mập nhỏ, rùa biển, hải cẩu, trong dạ dày của nó, còn tìm thấy cả các vật như túi nhựa, mẩu sắt vụn, lốp xe, chai thủy tinh do đó nó được gọi là “thùng rác của biển”.
  • Cá hổ kình có thể ăn 90 kg thịt mỗi ngày, món ăn ưa thích của nó là sư tử biển.
  • Cá heo hồng cần ăn 3 kg cá mỗi ngày để sinh tồn.
  • Cá ngựa không có dạ dày nên phải ăn gần như liên tục để sống sót, chú có thể ăn 3000 con tôm nhỏ chỉ trong vòng một ngày, mắt chúng láo liên tìm kiếm, cái vòi dài giống như cái mõm hút lấy các loài giáp xác bé xíu rồi nuốt trọn nạn nhân ngây thơ.
  • Đại bàng vàng cần 250g thức ăn trong một ngày, một con sóc đất nặng 2 kg là đủ cho chúng sống qua 2 tuần lễ. Những con đại bàng vàng ở Bắc Cực hay còn gọi là thợ săn cao nguyên, chúng có móng vuốt sắc nhọn dài 6 cm giết chết con mồi gần như ngay lập tức, chúng cần phải ăn trung 250gram thịt mỗi ngày, tuy nhiên sau bữa ăn thịnh soạn với một con thỏ, nó có thể nhịn 7 ngày mới cần ăn tiếp.
  • Đại bàng Harpi nuôi chim non trong 2 năm, trong thời gian đó chúng phải đem về cho chim non 200 con khỉ hoặc con lười.
  • Chim ưng Mỹ trong mùa sinh sản và nuôi con phải bắt chín con cá trong mỗi ngày. Chim đực sẽ đảm nhiệm việc đi kiếm ăn.
  • Chim cắt trống trong mùa nuôi con mỗi ngày phải đem 10 con chim nhỏ về cho chim mái và chim con, co trống bị giới han bởi những bữa ăn nhỏ hơn và phải đi săn gấp đôi. Chim mái lớn hơn, chỉ cần săn được 01 con giẻ cùi là đủ thức ăn trong cả tuần
  • Chim lợn mỗi tối ăn khoảng 04 con chuột nhỏ và khoảng hơn 1.400 con mổi năm. Các loài chim lợn nói chung không thích các loài ếch, cóc vì da chúng có độc, thịt trắng, nhạt và có tính hàn, chúng thích chuột hơn vì thịt chuột có màu đỏ, máu nóng và tính nhiệt rất giàu protein và năng lượng. Một con cú Bắc Cực phải bắt 2.000 con chuột lemut để nuôi con con của chúng trong mùa sinh sản.
  • Diệc ao Trung Quốc mỗi bữa chỉ ăn được một con ếch do vậy mà những bữa ăn tiềm năng khác có cơ hội thoát thân.
  • Mòng biển thích ăn giun, chúng có một hành vi độc đáo là dậm chân liên hồi dưới đất để lừa những con giun, những con giun nhạy cảm với rung động và lầm tưởng rằng trời đổ mưa, nhiều con sẽ chui lên khỏi mặt đất và làm mồi ngon cho mòng biển.
  • Chim cổ đỏ ngốn hết số sâu có tổng chiều dài 4,3 m (bằng chiều dài một chiếc ôtô) trong một ngày.
  • Tinh tinh mỗi con có thể ăn đến 1 tấn thịt/năm, chúng cũng săn mồi theo bầy và bắt con mồi ưa thích là những con khỉ mủ đỏ Columbus[23]. Chúng tránh xa quả vải vì trông giống như mắt thú, chúng thíc ăn kiến, một nguồn dinh dưỡng có vị cay tê tê và rất hung hăng. Trong cuộc đời của mình, tinh tinh có thể ăn 300 loại cây trái, chúng dành cả ngày để kiếm ăn, tinh tinh con phải mất 3 năm học hỏi cách ăn từ mẹ mình, nhất là phải nhận biết được loại nào có độc.
  • Hải cẩu mỗi ngày ăn hết 4 kg cá. Một con hải cẩu thầy tu được tin rằng có thể ăn đến 270 kg cá/ngày. Nhưng thực sự chúng chỉ ăn 11 kg cá/ngày. Hải cẩu báo là loài hải cẩu gần như là duy nhất có chế độ ăn là các động vật máu nóng, chim cánh cụt là con mồi ưa thích của nó với thực đơn chiếm đến 80%.
  • Rái cá biển có thể bắt cá và cua trốn trong những tảng đá vì kích thước nhỏ, để giữ ấm cơ thể, mỗi ngày những con rái cá biển phải ăn lượng thức ăn bằng 1/4 trọng lượng cơ thể của nó. Rái cá sông châu Á phải ăn 1 kg cá mỗi ngày.Rái cá khổng lồ ở Nam Mỹ cần ăn 4 kg cá mỗi ngày.
  • Thú ăn kiến khổng lồ mỗi ngày có thể ăn hết 20.000 con côn trùng.
  • Thú ăn kiến lông tơ ở Trung Mỹ có thể ăn đến 5.000 con kiến mỗi đêm, ban ngày lũ kiến được an toàn vì thú ăn kiến sẽ đi ngủ để tránh oi bức.
  • Tê tê có thể ăn và tiêu hóa 200.000 con kiến mỗi đêm, tê tê không có răng nên lủ kiến bị nuốt chửng, lớp cơ trong dạ dày khỏe được cấu tạo từ keratin giúp ép và nghiền nát bữa ăn của chúng.
  • Cáo tai dơi là loài cáo duy nhất trên thế giới xuyên ăn mối, với đôi tai to để nghe tiếng mối dưới lòng đất. Cáo tai dơi có chế độ ăn chiếm đến 90% những con mối thơm ngon, chúng lấy lượng nước chủ yếu từ những con mối mọng nước.
  • Lợn đất mỗi ngày đi 10 kg mỗi ngày để tìm đủ mối lấp đầy cái dạ dày của nó, chúng dùng những cái móng sắc nhọn để xé toạc tổ mối và nhâm nhi những con mối, lợn đất là loài có khả năng đào đất hiệu quả, nó có thể đào hầm dài 90 cm trong 5 phút
  • Số con mồi của cá voi rơi vào khoảng 280-500 triệu tấn/năm. Để có đủ sữa cho con, cá voi cần ăn 2 tấn sinh vật phù dunhuyễn thể mỗi ngày.
  • Một con rùa biển ăn đến 90 kg sứa mỗi ngày. Ngày nay, do việc bắt rùa biển quá mức dẫn đến sụt giảm số lượng loài rùa biển là nguyên nhân dẫn đến số lượng sứa dày đặc ở nhiều bãi biển và tình trạng con người bị sứa đốt khi tắm biển ngày càng tăng.
  • Tắc kè Namaquasa mạc Namib có thể đớp và nhai nuốt 100 con bọ cánh cứng mọng nước mỗi ngày để có đủ lượng nước, chúng rượt theo con mồi chứ không phải bằng phục kích, chúng chạy theo với vận tốc 5 km giờ để tóm những con bọ cánh cứng yêu quý. Khi di chuyển trông chúng như những món đồ chơi được lên giây cót.
  • Tắc kè Panmato dùng mắt để hứng sương va dùng lưỡi liếm mắt.
  • Thằn lằn quỷ gai có thể đớp hơn 1.000 con kiến mỗi ngày. Món ăn yêu thích của thằn lằn gai là loài kiến đen và thường ăn hàng ngàn con kiến mỗi ngày. Chúng có thể ăn bất cứ khi nào gặp con mồi, dùng chiếc lưỡi dính để bắt những con kiến. Người ta từng tìm thấy 25.000 con kiến trong dạ dày của chúng mỗi khi thực hiện thí nghiệm giải phẫu. Thằn lằn quỷ gai hấp thụ nước qua các hệ thống rãnh nhỏ trên da để vào cơ thể và qua miệng do sinh sống trong môi trường khắc nghiệt, khô hạn quanh năm. Chúng có thể hút nước từ bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
  • Ếch sừng Argentina có cái miệng rộng ăn gần như là tất cả những gì chúng muốn, bao gồm các loài gặm nhấm, rắn và thằn lằn nhỏ, côn trùng. Đặc biệt, loài ếch này háu ăn đến mức nó thường cố gắng tìm kiếm và ăn những con mồi có kích thước to bằng chính nó.
  • Một con chuồn chuồn có thể ăn từ 30 đến 100 con muỗi mỗi ngay, chiếm tỷ lệ 20 đến 30% trọng lượng cơ thể, sự phàm ăn của chúng giúp kiểm soát số lượng ruồi muỗi.
  • Có tổng cộng 25 triệu tấn nhện đang tồn tại trên Trái đất, với khối lượng này, ước tính lượng thức ăn chúng tiêu thụ sẽ rơi vào khoảng 400-800 triệu tấn/năm, số lượng con mồi mà các loài nhện trên quả đất này săn được mỗi năm rơi vào khoảng 800 triệu tấn lớn hơn toàn bộ cân nặng của nhân loại. Toàn bộ cân nặng con người cộng lại không bằng số thức ăn mà nhện tiêu thụ mỗi năm. Có 90% khẩu phần của nhện là các loài côn trùngsâu bọ, trong đó hàng trăm triệu tấn là sâu bệnh. Nhện đang có vai trò cực kỳ quan trọng nhằm giữ lại sự cân bằng cho tự nhiên, nhện là thiên địch lớn nhất của các loài côn trùng có hại, nhện giúp mật độ các loài côn trùng giảm đi đáng kể. Nếu không có chúng, môi trường tự nhiên trên thế giới sẽ mất cân bằng nghiêm trọng. Nhện cát sáu mắt mỗi năm chỉ ăn một lần.
  • Bọ chét cái hút lượng máu gấp 15 lần cân nặng cơ thể mỗi ngày.
  • Bọ cánh cứng ở sa mạc Namib dùng bộ xương ngoài bọc giáp để lấy nước, nó quay mặt vào gió và đứng nghiêng người, các giọt sương nhỏ tụm lại thành giọt lớn hơn cho đến khi giọt nước đủ nặng để lăn trên người đến miệng nó, nó uống lượng nước bằng khoảng 12% trọng lượng cơ thể. Loài này là con mồi mà tắc kè hoa Namib rất ưa thích vì cơ thể mọng nước.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chế_độ_ăn http://myweb.wwu.edu/~helfiej/publications_pdfs/He... http://nguoichannuoi.net/index.php?threads/trung-q... //dx.doi.org/10.1007%2Fs10021-004-0063-5 http://baodatviet.vn/khoa-hoc/tiet-lo-bi-mat-cua-c... http://baolangson.vn/tin-bai/Nguoi-tot-viec-tot/an... http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/28743602-na... http://www.thanhnien.com.vn/doi-song/khoa-hoc/tho-... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140422/tho-khu... http://elib.dostquangtri.gov.vn/ntmn/Include/Index... http://hoahoctro.vn/tin-tuc/cho-meo-uong-sua-khong...